
Geden Shoeling
Tibetan Manjushri Center










Tu viện Geden Shoeling
10:30A.M. –12:00P.M. Lễ cầu nguyện


Quý Thầy

Ðức Ðạt Lai Lạt Ma bắt đầu việc tu học từ năm lên sáu tuổi. Chương trình học gồm có năm môn chính và năm môn phụ. Năm môn học chính là : luận lý, văn hóa và nghệ thuật Tây Tạng, Phạn ngữ, y- học, và Triết học Phật giáo. Môn này lại chia ra làm năm loại là Prajnaparimita, tức là Trí Tuệ Giải Thoát; Madhyamika, triết lý về Trung Đạo; Vinaya, Luật Tạng; Abhidharma, Luận Tạng hay Vi Diệu Pháp; và Pramana, logic và Nhận Thức luận. Còn năm môn học phụ là : thơ , nhạc kịch, chiêm tinh học, khoa phát biểu, và các đồng nghĩa tự.
Năm 23 tuổi, Ngài thi tốt nghiệp tại chùa Jokhang Temple, Lhasa, trong Mùa Nguyện hàng năm Monlam vào năm 1959. Ngài đậu hạng danh dự và được cấp văn bằng Geshe Lharampa, một bằng cao nhất, tương đương với Tiến sĩ Triết học Phật giáo.
Năm 1950, Ngài được mời nhận lãnh trách nhiệm hoàn toàn về chính trị sau cuộc xâm lăng của Trung quốc vào Tây Tạng năm 1949. Năm 1954 Ngài đi Bắc Kinh để dự cuộc hòa đàm với Mao Trạch Ðông và các lãnh tụ khác của Trung quốc, trong đó có Chu Ân Lai và Ðặng Tiểu Bình. Nhưng cuối cùng, vào năm 1959, với cuộc đàn áp thô bạo của quân đội Trung quốc đối với cuộc nổi dậy của toàn dân Tây Tạng ở Lhasa, Ngài bắt buộc phải đào thoát để sống lưu vong. Kể từ dạo đó, Ngài sống ở Dharamsala, thuộc mạn Bắc Ấn Ðộ, nơi đặt chính phủ lưu vong của Tây Tạng.
Kể từ khi bị Trung quốc xâm lăng, Ngài đã kêu gọi Liên Hiệp Quốc can thiệp về vấn đề Tây Tạng. Ðại Hội Ðồng Liên Hiệp Quốc đã chấp nhận ba Nghị Quyết về Tây Tạng vào những năm 1959, 1961, và 1965.
Tiến Trình Dân Chủ Hóa.
Năm 1963 Ðức Ðạt Lai Lạt Ma đã đưa ra một bản dự thảo hiến pháp dân chủ cho Tây Tạng, tiếp theo sau là một số điều cải cách nhằm dân chủ hóa nền hành chánh Tây Tạng. Bản tân hiến pháp dân chủ của Tây Tạng được ban hành do kết quả của cuộc cải cách này, được đặt tên là “ Hiến Chương Của Người Tây Tạng Lưu Vong “. Bản hiến chương qui định các quyền tự do ngôn luận, tín ngưỡng, hội họp và di chuyển. Bản hiến chương cũng đưa ra hướng dẫn chi tiết cho việc hoạt động của chính phủ Tây Tạng lưu vong.
Tháng 9 năm 1987, Ðức Ðạt Lai Lạt Ma đề nghị một Kế hoạch Hòa bình Năm Ðiểm cho Tây Tạng, coi như bước đầu tiên hướng tới một giải pháp hòa bình cho tình trạng đang suy tệ trong nước Tây Tạng. Ngài đề nghị biến Tây Tạng thành một đặc khu, một vùng đất hòa bình tại trung tâm Á châu, trong đó mọi sinh vật đều chung sống hài hòa và môi sinh còn nguyên sơ được bảo tồn. Nhưng, cho tới nay, Trung quốc vẫn không chịu đáp ứng tích cực trước nhiều đề nghị hòa bình do Ngài đề ra.
Trong bài diễn văn đọc trước các thành viên của Quốc Hội Hoa Kỳ ở Washington ngày 21 tháng 9 năm 1987, Ðức Ðạt Lai Lạt Ma đã đề nghị kế hoạch hòa bình sau đây, gồm có 5 phần căn bản :
1. Chuyển đổi toàn cõi Tây Tạng thành một khu vực hòa bình.
2. Bãi bỏ chính sách chuyển dân của Trung quốc vốn dĩ đe dọa sự tồn tại của dân tộc Tây Tạng.
3. Tôn trọng những nhân quyền căn bản và các quyền tự do dân chủ của nhân dân Tây Tạng.
4. Phục hồi và bảo vệ môi sinh thiên nhiên của Tây Tạng và bãi bỏ việc Trung quốc sử dụng đất Tây Tạng trong việc chế tạo võ khí nguyên tử và làm nơi đổ những chất phế thải nguyên tử.
5. Khởi sự các cuộc thương thuyết nghiêm chỉnh về qui chế tương lai của Tây Tạng cũng như về các mối liên hệ giữa hai dân tộc Trung Hoa và Tây Tạng.
Trong bài diễn văn đọc trước các thành viên của Nghị Viện Âu châu ở Strasbourg ngày 15 tháng 6 năm 1988, Ðức Ðạt Lai Lạt Ma đưa ra một đề nghị chi tiết nữa, nói rõ về điểm chót của Kế Hoạch Hòa Bình Năm Ðiểm. Ngài đề nghị mở các cuộc thảo luận giữa Trung quốc và Tây Tạng để đi đến một thực thể dân chủ tự trị về chính trị cho cả ba tỉnh của Tây Tạng. Thực thể này sẽ liên hiệp với Cộng Hòa Nhân Dân Trung quốc, và chính phủ Trung quốc tiếp tục đảm trách về chính sách ngoại giao và quốc phòng.
Ðức Ðạt Lai Lạt Ma là một người của hòa bình. Năm 1989 Ngài được tặng giải Nobel Hòa Bình vì cuộc tranh đấu bất bạo động của Ngài cho việc giải phóng Tây Tạng. Ngài đã không ngừng chủ trương và cổ võ cho những chính sách bất bạo động, dù phải đương đầu với cuộc xâm lược cực kỳ thô bạo. Ngài cũng là người đầu tiên được giải Nobel được nhìn nhận vì mối quan tâm đối với những vấn đề môi sinh trên thế giới.




Lotsawa Tenzing Nuba
Ông Tenzing Nuba là thông dịch viên thân cận của ngài Khensur Rinpoche Geshe Lobsang Jamyang. Là người bản xứ Tây Tạng, ông được nhiều người biết đến là thông dịch viên chuyên về Phật giáo . Bắt đầu từ năm 1988 (1988-1995), ông đã đi cùng ngài Khensur Rinpoche Geshe Lobsang Jamyang đến Nam Mỹ, Gia Nã Đại, và Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Hiện nay, ông là thông dịch viên tại tu viện Geden Shoeling.. Ông Tenzing Nuba thọ nhận chương trình học vấn về triết lý Phật giáo từ vị Bổn Sư của mình, vị Trulku Dhardo (viên tịch) ở thành phố Kalimpong nước Ấn Độ. Sau đó, ông thọ nhận những giảng dạy chuyên sâu về Phật giáo và văn học cổ điển của Tây Tạng từ ngài Geshe Yeshi Namgyal. Ngài Geshe Yeshi Namgyal không những là một vị Geshe về Phật giáo mà còn là một học giả uyên bác về ngôn ngữ Tây Tạng. Về nghề nghiệp, ông Tenzing Nuba là một thầy giáo dạy Anh văn. Với văn bằng cao học văn học Anh Ngữ và văn bằng cử nhân về giáo dục, ông đã từng dạy Anh văn ở trường trung học tại Ấn Độ. Hiện tại, ông Tenzing Nuba là một thầy giáo dạy Anh văn toàn thời gian tại Los Angeles Unified School District.



Liza Quan Huynh
(Jamyang Dawa, Thuan Tin)
Tiffany Luu Ly Quan
Tam-Nguyen T. Pham